Vấn đề chất thải chăn nuôi lợn được đánh giá là trầm trọng nhất. Hiện quy mô nuôi lợn ở nước ta hầu hết đều rất nhỏ (1- 5 con/hộ). Các hộ không có đủ đất trồng cho chất thải chăn nuôi. Hơn nữa, chất thải chăn nuôi có mùi khó chịu nên không được người dân ưa chuộng dùng làm phân bón cho các loại cây trồng.
Chính vì vậy chất thải của sản xuất chăn nuôi cần phải được xử lý chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường. Đúng vậy, nhưng xử lý bằng những công cụ, phương pháp, kỹ thuật, công nghệ,…, thậm chí mẹo gì thì chưa có cơ quan nào hệ thống và hướng dẫn đầy đủ cho người chăn nuôi nên trên thực tế, ô nhiễm do chăn nuôi vẫn đang hiện hữu một cách thách thức.
Dưới đây là hình thức xử lý nước thải chăn nuôi hộ gia đình
ủ hoai mục là phương pháp chuyển phân từ trạng thái hữu cơ thành vô cơ cây mới hấp thụ được. Chất thải chăn nuôi trước khi mang ủ là các chất hữu cơ nếu bón cho cây thì cây khó hấp thụ mà trong phân mang mầm bệnh, cỏ dại cây sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Nếu được ủ hoai mục các chất hữu cơ sẽ phân huỷ và chuyển thành dạng vô cơ khi đó phân sẽ "sạch" hơn.
- Nếu gia đình nuôi nhiều gia súc: Nên chọn vị trí ở gần chuồng để đỡ công chuyên chở, tốt nhất là ở phía sau chuồng, trên nền đất được nện kỹ hay có thể lát bằng gạch nếu có điều kiện. Nơi ủ nên có mái che, xung quanh đều có rãnh và hố được đậy kín để hứng nước phân chảy ra.
- Nếu gia đình nuôi ít gia súc: Có thể không cần làm nền ủ phân bên ngoài mà tốt nhất là làm chuồng lợn 2 bậc: Bậc cao để lợn nằm và máng ăn, còn bậc thấp để chứa phân.
Công nghệ sử dụng EM trong chăn nuôi đã và đang là một trong những hướng đi được nghiên cứu và phát triển nhiều ở những năm gần đây. Với những hộ chăn nuôi tập trung, lượng phân sinh ra rất lớn. Vì thế làm thế nào để xử lý phân hiệu quả, nhanh, đạt tiêu chuẩn phân bón và vệ sinh thú y là rất cần thiết cho việc giải quyết ô nhiễm môi trường cho cộng đồng khu vực. Việc sử dụng các chế phẩm EM sexlamf tăng cường khả năng xử lý phân vừa rút ngắn thời gian ủ vừa thỏa mãn các yêu cầu về vệ sinh thú y và tái sử dụng chất thải chăn nuôi.
Quy trình kiểm soát và các hệ thống xử lý chất thải có ảnh hưởng rất lớn đến những thay đổi trong thành phần amino axit trong phân lợn. Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng phương pháp xử lý phân lợn với nước rửa và nước uống đã có EM đã cải tiến một cách đáng kể hàm lượng các amino axit, đặc biệt là các amino axit thiết yếu trong phân lợn khô. Thêm vào đó, phân lợn được xử lý chỉ với nước rửa có EM chứa một lượng amino axit nhiều hơn tương đối so với phân lợn chưa được xử lý và cũng an toàn hơn với môi trường chứa đựng chất thải của trại lợn đó.
>>> xem thêm dịch vụ làm hầm khí bioga chất lượng